Một ngày của bạn khởi đầu tốt đẹp nhưng bây giờ
một loạt rắc rối nhỏ dường như làm cho ngày hôm đó của bạn trở nên tồi tệ. Các
nhà tâm lý sử dụng thuật ngữ “những rắc rối nhỏ” để chỉ về những sự kiện nhỏ
nhưng khó chịu đang gây phiền phức cho cuộc sống của chúng ta. Những sự kiện
lớn và những thảm họa có khả năng tàn phá và gây stress nghiêm trọng, một thực
tế mà ai cũng nhận ra. Điều mà mọi người không nhận ra là bạn có thể bị stress
khi những sự kiện nhỏ bé gây khó chịu chất đống suốt 1 ngày.
Hãy nghĩ về lần cuối cùng bạn gặp phải một đống rủi ro. Café của bạn bị đổ, điện
thoại của bạn rơi xuống đất, máy tính bị hỏng…Có thể bạn bị trễ xe buýt khoảng
1 phút và bây giờ phải đợi 15 phút cho chuyến tiếp theo, và nó sẽ làm bạn đi
học hoặc đi làm trễ.
Bạn thường phản ứng như thế nào khi bạn đối mặt với sự thất vọng kiểu đó? Bạn
chửi thề? Bạn đổ lỗi cho bản thân vì sự vụng về hoặc ngu ngốc? Có lẽ bạn đổ lỗi
cho đồ vật bị hỏng (“cái cốc café ngu ngốc”). Có thể bạn tự hỏi mình đã làm
điều gì sai để xứng đáng bị trừng phạt như vậy. Bạn thậm chí ao ước có thể quay
ngược đồng hồ lại 1 giờ để ngăn không cho điều xui xẻo xuất hiện. Dù những phản
ứng đó có thể xoa dịu gánh nặng cảm xúc của bạn thì nó vẫn không thể làm bạn
cảm thấy tốt hơn. Chúng chắc chắn sẽ không làm giảm mức stress của bạn, đặc
biệt nếu sự việc vượt ra ngoài tầm kiểm soát – café bị đổ làm bạn đi làm trễ,
đến lượt nó làm bạn gặp rắc rối với sếp.
Các nhà tâm lý đề xuất những chiến lược đương đầu đơn giản mà mọi người có thể
luyện tập để làm giảm stress của họ do những rắc rối nhỏ xảy ra hằng ngày.
Trong kiểu đương đầu tập trung vào vấn đề (problem-focused coping), bạn
cố gắng thay đổi một tình huống nào đó đang gây ra stress. Khi máy tính của bạn
hỏng, bạn tìm số điện thoại để gọi trung tâm kỹ thuật. Trong kiểu đương đầu
tập trung vào cảm xúc (emotion-focused coping), bạn cố gắng làm bản thân
cảm thấy tốt hơn về một tình huống mà bạn không thể thay đổi. Bạn trễ xe buýt,
và bạn không thể làm gì ngoại trừ việc bình tĩnh và cố gắng suy nghĩ và hành
động một cách tích cực, chấp nhận tình huống mà bạn không thích nhưng không thể
thay đổi. Không có cách đương đầu nào là tốt nhất. 2 chiến lược trên có tính
thích nghi nhất phụ thuộc vào liệu tình huống có thể thay đổi được hay không.
Hãy xem một ví dụ cụ thể để biết chúng hiệu quả như thế nào. Một ai đó gửi cho
bạn một email đáng ghét, và bạn có thể đáp trả lại bằng cách gửi một email tức
giận. Đây không phải là kiểu đương đầu tập trung vào vấn đề hoặc cảm xúc. Gửi
một email tức giận có thể sẽ sửa chữa tình huống, nhưng nó cũng có thể làm bạn
gặp rắc rối. Cố gắng thay đổi tình huống theo một cách tích cực có lẽ là một
cách tiếp cận tốt hơn. Cuối cùng, bạn có thể tìm ra cách để giải quyết vấn đề
bằng cách nói chuyện trực tiếp với người đó.